Căn hộ siêu cao cấp ở Hà Nội tăng hơn 1.000% sau một quý

0
444

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết,quý III năm nay, thị trường Hà Nội có nhiều dấu ấn khởi sắc so với cùng kỳ năm trước. Lượng cung tăng hơn 86% và lượng giao dịch tăng gần 30%.

Đặc biệt, so sánh với quý II, nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở Hà Nội phân khúc trung cấp tăng gần 27%. Phân khúc nhà ở siêu cao cấp có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quý II, lượng căn hộ phân khúc này chỉ đạt 115 sản phẩm thì đến quý III đã tăng lên 1.322, gấp hơn 10 lần.

Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ phân khúc bình dân và cao cấp có dấu hiệu giảm. Cụ thể, số sản phẩm căn hộ bình dân, cao cấp được đưa ra thị trường giảm lần lượt 21,2% và 6,4% so với quý II.

Lý giải về việc nguồn cung căn hộ bình dân giảm mạnh trên thị trường, đại diện Hội môi giới BĐS Việt Nam nhận định vị trí của các dự án phân khúc bình dân hiện nay chủ yếu phân bố ở các khu vực xa trung tâm, thiếu đồng bộ về hạ tầng giao thông và hạ tầng dịch vụ, chưa đủ hấp dẫn người mua.

Đánh giá chung về thị trường BĐS Hà Nội, đại diện này cho rằng nguồn cung sản phẩm căn hộ trong quý III tăng mạnh, thể hiện niềm tin vào thị trường của các nhà phát triển BĐS.


Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam.

Cơ cấu sản phẩm trong tổng nguồn cung căn hộ cho thấy loại sản phẩm có giá trị thấp vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, đạt 44%, sản phẩm có giá trị trung bình và sản phẩm cao cấp cùng đạt mức 22%. Đặc biệt thị trường đã xuất hiện dòng sản phẩm có giá trị siêu cao, đạt 14% tổng lượng cung toàn thị trường.

Ngược lại với thị trường BĐS Hà Nội, tại TP HCM, tỷ trọng sản phẩm của phân khúc nhà ở cao và trung cấp lại chiếm nhiều nhất.

Cụ thể, nhà ở cao cấp đạt 40,5% và trung cấp đạt 36,5%. Đặc biệt có một số dự án siêu cao cấp có giá bán lên đến 150-200 triệu đồng/m2. Phân khúc nhà ở giá thấp (bình dân) chiếm tỷ trọng nhỏ (21%).

Theo nhận định của các chuyên gia BĐS, sự chệnh lệch giữa tỷ trọng nhà ở cao cấp, trung cấp và bình dân cho thấy quỹ đất để phát triển loại hình nhà ở giá thấp ở TP HCM đã khan hiếm. Phần lớn các dự án loại này được xây dựng tại các khu vực xa trung tâm thành phố, nơi có giá đất rẻ hơn. Nhưng do vị trí quá xa trung tâm và kết nối với giao thông, hạ tầng phát triển xã hội tại các vùng này còn hạn chế nên việc tiêu thụ sản phẩm này không thể dễ dàng.

Ngoài sự ổn định và phát triển bền vững từ 2 thị trường lớn, toàn cảnh thị trường BĐS cả nước ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực từ hầu hết các địa phương trên cả nước.


Nguồn cung căn hộ siêu cao cấp ở Hà Nội tăng mạnh trong quý III với hơn 1.300 sản phẩm. Ảnh minh hoạ.

Mỗi tỉnh thành như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Long An, và hầu hết các tỉnh ĐBSCL… đều xuất hiện ít nhất không dưới 10 dự án phát triển BĐS.

Đặc biệt, Bắc Giang và Bắc Ninh được coi là điểm sáng trong bức tranh tổng thể thị trường BĐS quý III khi lượng giao dịch thành công lên đến vài nghìn sản phẩm. Tổng số dự án ở cả 2 địa phương cũng tăng gấp đôi so với quý II cùng năm.

Tuy nhiên, trước thực trạng tăng trưởng mạnh về số lượng dự án ở các địa phương, đại diện Hội Môi giới cảnh báo khả năng dư cung tại các thị trường non trẻ.

Nguồn: ndh.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.