Bệnh Gout thực chất là bệnh viêm các khớp ở chân, nhất là các ngón chân, cũng có thể xảy ra ở tay, đầu gối hay gót chân gây đau đớn, di chuyển khó khăn. Nguyên nhân được cho là do lượng axit uric ở trong máu quá nhiều. Khi đó, chúng sẽ tích tụ vào các khớp và gây ra triệu chứng sưng, viêm, đau dữ dội. Các cơn đau này xảy ra đột ngột, thất thường nhưng chủ yếu là vào ban đêm, trong 3–10 ngày. Hầu hết, những người ăn uống quá nhiều chất đạm thường có nguy cơ mắc bệnh này. Tất nhiên không loại trừ trường hợp do di truyền.
Mối liên hệ giữa bệnh Gout với thực phẩm
Hàm lượng axit uric có thể bị tăng lên do nạp những thức ăn giàu purine. Với những người có sức khỏe tốt thì purine dường như không có hại nhưng nếu những trường hợp không có khả năng tự đào thải axit uric thì việc nạp nhiều thực phẩm đó sẽ khiến axit uric bị tích tụ rồi gây ra hiện tượng đau mỏi khớp.
Vì thế, để phòng ngừa cũng như https://linkhay.com/link/2980849/dau-hieu-cua-benh-gout-va-thuoc-tri-gout thì cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều nhiều purine và tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt của bác sĩ. Những loại thịt đỏ, hải sản, rượu, nội tạng động vật, rượu bia, một số loại rau…chứa nhiều purine nhưng rau không có khả năng kích hoạt cơ thể dẫn đến bệnh Gout.
Ngoài ra, đường trong hoa quả, bánh kẹo,…cũng là những thủ phạm gây bệnh. Tuy nhiên, sữa ít béo, đậu nành và các chế phẩm từ nó lại giảm lượng axit uric trong máu, ngăn ngừa bệnh Gout.
Bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Như đã phân tích ở phần mối liên hệ, bệnh nhân bị Gout cần tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều Purine và đường. Cụ thể những thức ăn phải tránh:
- Hải sản: ngao, cua, hến, sò điệp, tôm
- Đồ uống nhiều đường: nhất là nước ngọt đóng chai, kể cả nước ngọt vì đường trong hoa quả cũng là đường.
- Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
- Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
- Nội tạng của các con vật: lòng, dạ dày, gan, thận, não, tim…
- Thịt: các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu,…
- Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm giàu tinh bột chưa qua tinh chế như bánh mì trắng, cơm, bánh quy, bánh ngọt,…Tuy chúng không chứa nhiều đường hay nhiều purine nhưng chúng vừa không có dinh dưỡng vừa có thể khiến axit uric bị tăng lên.
Bệnh gout nên ăn gì?
Không ít người đặt ra câu hỏi vậy còn gì để ăn nữa? Bệnh gout nên ăn gì? Câu hỏi chứng tỏ sự hoang mang vì hầu như phải kiêng mọi thứ nhưng thực tế vẫn còn nhiều món ăn ngon bổ dưỡng mà bạn không nhất thiết phải kiêng, thậm chí được phép ăn uống thoải mái như:
- Trái cây: hầu như trái cây đều tốt cho bệnh nhân nhưng để yên tâm thì không nên ăn những loại có vị ngọt mà nên chọn những loại quả có vị chua, thanh nhẹ nhàng.
- Rau củ: hầu như loại rau củ nào cũng tốt cho người bị Gout. Có thể kể đến như: khoai tây, khoai lang, cà tím, rau xanh, đậu Hà Lan,…
- Các loại thực phẩm họ đậu: chẳng hạn như đậu đỏm đậu xanh, đậu tương, đậu lăng, đậu phụ…
- Các loại hạt: Những loại ngũ cốc còn nguyên hạt như yến mạch hoặc gạo lứt hay lúa mạch
- Các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
- Các loại thảo mộc và gia vị
- Dầu thực vật
- http://shopnhatchatluong.com/vi/