Quy trình cấy implant tức thì tại nha khoa Thùy Anh

0
276

Sau khi nhổ răng, nhiều người thường muốn thực hiện phục hình lại răng mất ngay cùng phương pháp cấy implant tức thì. Cùng tìm hiểu về quy trình cấy ghép implant tức thì trong bài viết dưới đây.

Tại sao nên cấy implant tức thì?

Cấy implant tức thì là kỹ thuật kết hợp nhổ răng và cấy implant trong cùng một thời điểm phẫu thuật. Nó giúp giảm tổng thời gian điều trị, ngăn sự tiêu đi của mô xương, mô lợi và đạt được thành công về mặt thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, một lần thuốc tê làm luôn 2 việc giúp bệnh nhân đỡ phải chịu đau 2 lần, 2 lần uống thuốc, và 2 lần tâm lý đối diện trước bàn phẫu thuật của bác sĩ.

Trường hợp có thể cấy implant tức thì

Cấy ghép implant tức thì thường được chỉ định khi đảm bảo những điều kiện sau:

– Các thành xương của bệnh nhân còn tốt, chân răng thật nhỏ, thuôn, ngắn, vách xương giữa các chân răng thì dày.

– Bệnh nhân không có những ổ viêm cấp tính, không bị nhiễm trùng, không có lỗ dò xung quanh vùng cấy ghép.

– Mô mềm xung quanh còn đủ, không bị rách dập nát.

Quy trình cấy ghép implant tức thì răng hàm

Bước 1: Khám và tư vấn

Trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. Chụp phim CT – Conebeam đo đạc khối lượng xương xung quanh răng cần nhổ, các thành xương còn lại có viêm nhiễm nhiều không, vách xương ở giữa các chân răng có đủ dày hay không.

Dựa vào tình trạng trên miệng và trên phim XQ bác sĩ đánh giá xem trường hợp này có thể cấy ghép tức thì được hay không, hay sẽ nhổ chân răng trước, chờ đợi lành thương rồi mới cấy.

Bước 2: Nhổ răng

Bước này rất quan trọng, để bảo tồn tối đa mô lợi và mô xương còn lại, bác sĩ cần có những dụng cụ nhổ răng chuyên dụng như máy siêu âm piezotome, bộ bẩy không sang chấn để nhẹ nhàng lấy chân răng hỏng ra ngoài mà không làm tổn thương đến xương ổ răng và mô lợi xung quanh.

Bước 3: Đặt implant

Chân răng nhân tạo sẽ được đặt vào vùng chân răng cũ, nên không cần khoan xương nhiều. Tuy nhiên bác sĩ phẫu thuật phải xác định được vùng “xương vàng” đặt mũi khoan và hướng khoan chính xác, thường là vách xương nằm ở giữa các chân răng, vùng xương này rất ít, do đó nếu khoan không đúng hoặc trong quá trình nhổ răng trước đó phá hủy nhiều sẽ dẫn tới mất sự ổn định ban đầu implant và nguy cơ thất bại.

Do có sự chênh lệch kích thước giữa chân răng thật và trụ implant, nên khi trụ implant đặt cố định trong xương hàm, bác sĩ thường sẽ ghép thêm xương hạt và màng collagen để hỗ trợ lành thương. Sau đó, một abutment cá nhân tạm sẽ được đặt lên trên trụ implant để che phủ vết thương.

Bước 4: Phục hình răng sứ

3-6 tháng sau, khi các tế bào xương hình thành bám xung quanh implant giúp giữ implant được cố định chắc chắn, bác sĩ sẽ đến giai đoạn tiếp theo đó làm phục hồi răng sứ trên implant.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mac-cai-thanh-toan-tra-gop-0/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.